Tin tức: Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào để vượt tường lửa. Cứ mỗi giây có hàng triệu tấn khí từ mặt đất được thải vào khí quyển. Đa phần là khí thải từ hoạt động của con người và có hại, góp phần vào sự ô nhiễm và cuối cùng là gây ra tình trạng trái đất ấm dần lên. Cơ quan Không gian Châu Âu, ESA, đang từng bước xây dựng một hệ thống vệ tinh để giúp các nhà khoa học tạo ra một bản đồ thời gian thực toàn cầu về tình trạng sức khỏe của hành tinh chúng ta. Thông tín viên George Putic của Đài VOA tường thuật.
Việc phóng Sentinel-1A, vệ tinh có radar theo dõi mọi điều kiện thời tiết, hồi tháng Tư năm 2014 đánh dấu khởi đầu sứ mạng Copernicus – chương trình lớn nhất theo dõi Trái đất do Ủy ban châu Âu và Cơ quan Không gian châu Âu ESA tài trợ.
Kể từ đó, ba vệ tinh khác cũng đã được phóng lên. Mỗi vệ tinh trong số này cung cấp các dữ liệu quan trắc khí hậu và an ninh đặc thù ở quy mô toàn cầu.
Sentinel 5P, dự trù sẽ được phóng vào tháng 9, sẽ mang theo một thiết bị đo tinh vi được gọi là Tropomi. Nó có thể giám sát các khí thải gây ô nhiễm môi trường như khí methane, formaldehyde, nitrogen dioxide, sulphur dioxide cũng như đo lường mức độ hồi phục của tầng ozone – tất cả đều có liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu.
Ông Ralph Cordey của Tập đoàn Quốc phòng và Không gian Airbus cho biết: “Chúng tôi đã chế tạo được nhiều vệ tinh giúp quan trắc Trái đất bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên thật lòng mà nói vệ tinh này sẽ đóng góp hiệu quả vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đó là giúp chúng ta xử lý các chất gây ô nhiễm, xử lý ảnh hưởng của những hiện tượng đang xảy ra trên Trái đất và phản hồi đến chúng ta về Trái đất và chính sách của chúng ta.
Vệ tinh này sẽ bay ở vị trí gần như ở phía trên các cực, tức cách mặt đất 824 km. Cứ mỗi phút nó sẽ quét qua một bề mặt Trái đất có chiều dài 7km và chiều rộng 2.600 kilometer với độ phân giải 7×7 km, rồi sẽ gửi kết quả đến các trạm mặt đất ở Na Uy và Canada.
Trong vòng ba giờ đồng hồ các nhà khoa học sẽ có thể dựng được một bản đồ cụ thể về chất lượng không khí ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Ông Ralph Cordey nói: “Vấn đề là nó sẽ giúp chúng ta hiểu nguồn gốc của những khí thải này, những chất gây ô nhiễm này – chúng đến từ đâu, và chúng có liên hệ như thế nào với các hoạt động của con người và hoạt động tự nhiên.
So với vệ tinh môi trường SCIAMACHY trước đây, vốn đã chấm dứt hoạt động hồi năm 2012, lượng dữ liệu mà Sentinel thu thập được là khổng lồ.
Ông kevin mcmullan, Quản lý dự án ở ESA, cho biết: “Với công cụ này, chỉ trong vòng một tháng chúng ta sẽ có lượng dữ liệu mà SCIAMACHY thu thập được trong vòng một năm.”
Vào năm 2021, EAS dự định sẽ phóng một vệ tinh khác. Cùng với Sentinel 5P, vệ tinh này sẽ tạo thành nhóm thứ năm trong số các vệ tinh quan trắc Trái đất trong khuôn khổ sứ dự án Copernicus.
Nguồn: https://otoxetai.vn
Xem thêm bài viết khác: https://otoxetai.vn/moi-truong